Thông tin liên hệ
Khoa Cấp cứu - BV Thống Nhất
» Xem thêm: Bệnh viện phụ sản Quốc Tế Sài Gòn
1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ hướng
Mô tả Doanh nghiệp
KHOA CẤP CỨU
Khoa Cấp Cứu (Department Of Emergency)
1. Địa chỉ: Tầng 1, Khu Nhà A – Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
2. Điện thoại: 02513.884205 – 02513.881.010 3. Cơ cấu tổ chức: Tổng số CBVC: 52, trong đó: 10 Bác sĩ; 06 Cử nhân Điều dưỡng; 27 Điều dưỡng cao đẳng; 06 Hộ lý.
4. Ban lãnh đạo khoa đương nhiệm:
BS.CKI DƯƠNG HOÀI VŨ Trưởng khoa BS.CKI NGUYỄN TUẤN ANH Phó khoa
CN.ĐD LÊ THỊ BÍCH THẢO điều dưỡng trưởng
5. Một số hình ảnh hoạt động khoa:
Tập thể cán bộ nhân viên khoa
6. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy chế được Bộ Y tế/Bệnh viện phê duyệt. Khoa làm nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu 24h/7. Tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng bệnh, thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên; phối hợp với các chuyên khoa trong cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch, ổn định và duy trì chức năng sống, chuyển người bệnh vào khoa phù hợp hoặc chuyển đi can thiệp; phẫu thuật hoặc chuyển tuyến hoặc cho đơn thuốc về. Khoa luôn sẵn sàng cấp cứu tất cả các tình huống cấp cứu khẩn, báo động đỏ nội viện: Cấp cứu ngừng tim ngừng thở, các loại choáng, đa chấn thương; Cấp cứu hô hấp: Suy hô hấp cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn hen phế quản ác tính, dị vật đường thở, viêm phổi nặng, tràn khí màng phổi cấp tính…; Cấp cứu tim mạch: Suy tim cấp, hội chứng vành cấp, cơn tăng huyết áp, các rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến huyết động; Cấp cứu về tiêu hóa: Viêm tụy cấp nặng, hôn mê gan, xuất huyết tiêu hóa…; Cấp cứu ngoại khoa: Thủng tạng rỗng, tắc ruột, nhiễm trùng đường mật, thoát vị bẹn nghẹt, u gan vỡ…; Cấp cứu thần kinh: Đột quỵ cấp, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tái thông động mạch não cho các trường hợp nhồi máu não nhập viện dưới 3 giờ, xuất huyết não, động kinh, chóng mặt kịch phát…; Cấp cứu lồng ngực – mạch máu: Vết thương thấu ngực, tràn máu-tràn khí màng phổi, phình động mạch chủ…; Cấp cứu về ngộ độc: Ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thuốc diệt cỏ (lọc máu cấp cứu trong trường hợp ngộ độc Paraquat), quá liều thuốc gây nghiện, quá liều thuốc tân dược, điện giật, đuối nước, ngộ độc khí CO… Tổ chức, tiếp nhận tham gia công tác cấp cứu ngoại viện và giải quyết các trường hợp cấp cứu hàng loạt, thiên tai, dịch bệnh khi được phân công, điều động. Hướng dẫn thực tập cấp cứu cho bác sĩ tuyến dưới, đào tạo các bác sĩ mới trong quá trình thực hành cấp chứng chỉ hành nghề. 7. Lịch sử hình thành và phát triển khoa từ năm 2012 đến nay: Tiền thân là Phòng Cấp cứu ban đầu thuộc Khoa Khám bệnh. Theo quy chế chuyên môn và tầm nhìn chiến lược, Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã thành lập Khoa Cấp cứu vào tháng 05-2012. Đến năm 2018, Khoa Cấp cứu được chuyển đến vị trí mới với đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phát triển chuyên môn sâu về lĩnh vực cấp cứu. 8. Hình ảnh kỹ thuật đang thực hiện: Hiện nay gồm 21 giường cấp cứu đa năng và băng ca vận chuyển hiện đại. Trang thiết bị y tế được đầu tư: Hệ thống oxy trung tâm gắn ở đầu mỗi giường cấp cứu; máy phá rung tim 2 pha; máy thở di động đề vận chuyển nội viện và ngoại viện; bơm tiêm điện; máy rửa dạ dày; máy điện tim; các loại máy hút. Các hệ thống cận lâm sàng được liên kết liền kề tạo điều kiện thuận lợi cho cấp cứu như: Máy XQ kỹ thuật số, Máy siêu âm, hệ thống chụp CT, MRI… Tiến hành các kỹ thuật hồi sức cơ bản và nâng cao khi cần thiết như: đặt nội khí quản, thở máy, sốc điện, theo dõi bệnh nhân qua monitor đầu giường và trung tâm… Thực hiện các quy trình cấp cứu kịp thời như: Cấp cứu các đa chấn thương, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, các cấp cứu ngừng tim, suy tuần hoàn cấp, xử trí các ngộ độc, sốc phản vệ và các cấp cứu đe doạ chức năng sống của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được các bác sỹ chuyên khoa của cả viện thăm khám và quyết định can thiệp. Tham gia công tác đào tạo, huấn luyện các kỹ thuật trong các cấp cứu nội, ngoại khoa cho các bác sĩ, điều dưỡng trong và ngoài bệnh viện. 8.1. Một số hệ thống trang thiết bị hiện đại của Khoa cấp cứu 8.1.1 Máy trợ thở xách tay Astral 150 Máy trợ thở xách tay Astral 150 được phát triển để hỗ trợ cuộc sống cho cả trẻ em (> 5kg) và người lớn. Nó còn tương thích với nhiều loại giao diện bệnh nhân và được thiết kế cho cả các ứng dụng xâm lấn và không xâm lấn. Sản phẩm này được dùng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh thần kinh cơ (NMD), thở chậm do béo phì (OHS), chấn thương cột sống, hoặc rối loạn thành ngực,… Sản phẩm máy này được thiết kế với trọng lượng 3,2kg giúp dễ dàng di chuyển máy kể cả đang trong quá trình điều trị cùng với sự kết hợp của pin bên trong và bên ngoài, nó quản lý để cung cấp tổng thời gian hoạt động ấn tượng là 24 giờ (pin bên ngoài tùy chọn) Ngoài ra, Astral 150 cũng được trang bị một bộ báo động cố định và có thể điều chỉnh để giúp bệnh nhân và người chăm sóc chú ý khi cần thiết. Cảnh báo ngắt kết nối chuyên dụng cũng đã được sửa đổi để thiết lập và tùy chỉnh bệnh nhân được tối ưu hóa. 8.1.2 Monitor theo dõi bệnh nhân Efficia CM12 Hãng sản xuất: Philips Goldway Philips Efficia CM12 là sự lựa chọn hoàn hảo nếu đề cao chất lượng và giá thành, bởi những thông số bổ sung chính là những thông số cần thiết. Với hơn 200 triệu bệnh nhân theo dõi mỗi năm, Efficia CM12 – với công nghệ theo dõi chuẩn Philips – là lựa chọn tin cậy về chất lượng cốt lõi mà khách hàng tin dùng Màn hình màu 12 inch, tích hợp chức năng phân tích đoạn ST, phân tích loạn nhịp CM12 có chức năng hiển thị các màn hình của nhau trong cùng hệ thống (bed-to-bed), từ 1 máy có thể xem các máy còn lại giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các bệnh nhân trong khu vực lây nhiễm Đặc tính kỹ thuật: – Màn hình được thiết kế nghiêng để tối ưu hoá góc nhìn. – Cảnh báo bằng cả lời nhắn màn hình, đèn báo và âm thanh – Thiết kế tay cầm tinh tế giúp khả năng vận chuyển dễ dàng hơn – Theo dõi 5 thông số: ECG, RESP, SpO2, NIBP, nhiệt độ, – Có 3 chế độ profile với cấu hình cài đặt mặc đinh cho: phòng mổ (OR), phòng bệnh thông thường (GW), phòng hồi sức tích cực (ICU) – Có khả năng hiển thị cùng lúc 2 biểu đồ thời gian thực – Theo dõi đồng thời các thông số và biểu đồ ngắn lên đến 8 giờ – Lưu trữ dữ liệu khuynh hướng dạng bảng và biểu đồ lên đến 240 giờ – Có chế độ ban đêm giúp giảm ánh sáng và âm thanh – Chức năng phân tích loạn nhịp tim – Có thể kết nối màn hình ngoài – Công nghệ FAST SpO2 giúp đo chính xác kể cả bệnh nhân đang vận chuyển, độ tưới máu thấp hay sơ sinh – Có chức năng khóa màn hình – Có khả năng phát hiện máy tạo nhịp cấy trong cơ thể bệnh nhân – Có khả năng phát hiện tình trạng điện cực tuột khỏi bệnh nhân. Các ứng dụng của máy monitor: – Theo dõi bệnh nhân liên tục với 5 thông số: điện tim (ECG), nhịp thở (RESP), Nhiệt độ, huyết áp, SpO2 8.1.3 Máy sốc tim TEC-5531K NIHON KOHDEN Cardiolife TEC-5531K có xuất xứ Nhật Bản là máy sốc tim hai pha có tính năng ưu việt là sử dụng mức năng lượng thấp hơn loại máy sốc tim 1 pha nên tuyệt đối an toàn cho bệnh nhân. Máy sốc 2 pha có thể sử dụng điện xoay chiều hay ắc quy tự nạp trong máy, có màn hình theo dõi điện tim bệnh nhân, có máy in nhiệt ghi lại tất cả các điện tim bất cứ lúc nào, sốc điện đồng bộ và không đồng bộ, có thể sử dụng sốc điện cho mổ tim hở, có đèn chỉ thị báo sự tiếp xúc giữa thành ngực bệnh nhân và bản sốc giúp hạn chế hiện tượng bỏng do sốc điện, có thể tạo nhịp ngoài lồng ngực. Ứng dụng của máy sốc tim TEC-5531K NIHON KOHDEN – Theo dõi nhịp tim qua monitor – Sốc điện ngoài lồng ngực (sốc đồng bộ hoặc không đồng bộ) tất cả các rối loạn nhịp nguy hiểm: nhịp nhanh thất, rung thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất – Tạo nhịp ngoài cơ thể.
8.2. Các phương pháp điều trị Tại Khoa cấp cứu đã thực hiện công tác cấp cứu 24/24 được đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất đến đào tạo kỹ về chuyên môn sơ, cấp cứu cho y, bác sĩ với tiêu chí ứng cứu nhanh, chính xác trong bất kỳ tình huống nào, đảm bảo xử trí nhanh và chuyển đến các khoa điều trị hoặc chuyển viện kịp thời. Tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá ban đầu và xử trí bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng ưu tiên cấp cứu. Ổn định tình trạng bệnh nhân hoặc hồi sức tích cực – hồi sinh tim phổi nâng cao nếu bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đe dọa tính mạng. Hỗ trợ các chuyên khoa khác trong xử trí ban đầu nhằm ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi chuyển đến các chuyên khoa để điều trị chuyên sâu. Áp dụng các kỹ thuật điều trị chuyên sâu như:
-
Điều trị các cấp cứu tim phổi nâng cao;
-
Điều trị hỗ trợ đường thở cơ bản và nâng cao;
-
Thở máy xâm lấn và không xâm lấn;
-
Sốc điện chuyển nhịp ngoài cơ thể;
-
Cứu cứu đột quỵ não với nguyên tắc không bỏ qua giờ vàng đầu tiên (phối hợp chặt ché với Khoa Nội Thần kinh).
-
Cấp cứu nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành cấp tính, các bệnh lý phình tách động mạch chủ cấp tính.
Bên cạnh đó, khoa Cấp cứu cũng thành lập đội cấp cứu ngoại viện để tiếp nhận cấp cứu ngoài bệnh viện khi người bệnh có nhu cầu cũng như hỗ trợ trong các trường hợp cấp cứu hàng loạt hay thảm họa. 8.4. Các dịch vụ – Đảm bảo 100% bệnh nhân từ lúc tiếp nhận vào khoa Cấp cứu được bác sĩ khám và điều trị kịp thời, không để xảy ra sai sót về chuyên môn. – Đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật, thủ thuật theo đúng quy trình. – Triển khai kế hoạch đảm bảo tốt công tác cấp cứu trong những ngày nghỉ Lễ/Tết, tiếp nhận và khám bệnh nhân không cấp cứu, … – Phối hợp nhịp nhàng với các chuyên khoa, thực hiện khám và điều trị đúng theo quy trình các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não cấp giúp can thiệp tái thông mạch máu sớm cho người bệnh. 9. Những thành tích nổi bật – Kết quả: Khám, điều trị bệnh ngoại trú và cấp cứu đạt chất lượng, hiệu quả không để xảy ra tai biến ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân; Luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu bệnh viện giao. – Đã cứu sống được nhiều trường hợp ngưng hô hấp tuần hoàn ngoại viện và nội viện. Các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch khi vào cấp cứu được kích hoạt hệ thống “Báo động đỏ nội viện” đã giúp bệnh nhân nhanh chóng được can thiệp và phục hồi sức khỏe. Phối hợp với Khoa Nội thần kinh thực hiện tiêu sợi huyết cấp cứu ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm tại khoa cấp cứu giúp hạn chế các di chứng do đột quỵ, để bệnh nhân có thể mau chóng hòa nhập vào cộng đồng. Phối hợp tốt với các chuyên khoa cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim, choáng do nhiều nguyên nhân, đa chấn thương nặng. – Đào tạo: Thường xuyên cử các bác sĩ tham gia học tập tại nâng cao trình độ chuyên môn tại Khoa Hồi sức tích cực và các khoa trong Khối Nội. Có 1 bác sĩ đã hoàn thành khóa học “Cấp cứu cơ bản” và 2 bác sĩ hoàn thành khóa học “Điện tâm đồ căn bản và xử trí cấp cứu các rối loạn nhịp tim thường gặp” tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM; Tích cực đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên trong khoa phòng, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới phục vụ công tác cấp cứu người bệnh; Tham gia giảng dạy, đào tạo cho sinh viên, học sinh: Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai; đào tạo cấp cứu cơ bản cho các bác sĩ của Trung tâm y tế Vĩnh cửu, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Nai. Hiện Khoa đang có 1 bác sĩ học chuyên khoa cấp 2 Nội tổng quát và 2 bác sĩ đang học chuyên Khoa cấp 1. – Nghiên cứu khoa học: đã thực hiện các đề tài Đánh giá tình trạng dinh duỡng ở bệnh nhân suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2018 Đánh giá một số đặc điểm dinh dưỡng ở bệnh nhân phẫu thuật sọ não tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2019 Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị phản vệ theo phác đồ Bộ Y tế tại Khoa Cấp cứu 2020 Khảo sát mô hình chuyển tuyến tại Khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất năm 2021 Khảo sát đặc điểm siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại phòng khám Nội tim mạch bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai 2022 10. Khen thưởng – Tập thể: Danh hiệu: Tập thể Lao động Xuất Sắc các năm 2016, 2017, 2019 Bằng khen: Có thành tích Xuất Sắc trong Phong trào Thi đua Yêu nước các năm 2016, 2017. Giấy khen: Tập thể Điển hình Tiên Tiến các năm 2015-2019 Có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Người tốt, việc tốt” 2021 – Cá nhân: Khoa có cá nhân là Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền; Bằng khen của UBND tỉnh, Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh. Có nhiều cá nhân được khen thưởng đột xuất vì có thành tích trong việc cứu sống bệnh nhân kịp thời. 11. Hướng phát triển: – Hoàn chỉnh quy trình cấp cứu theo hướng hiện đại, chuyên sâu – Phối hợp thành lập đơn vị chuyên cấp cứu liên viện – Hợp tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật với các bệnh viện tuyến trên – Đào tạo bác sỹ cấp cứu cho tuyến dưới.
Hỏi & Đáp
Tra cứu Doanh nghiệp
» Xem thêm: Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM- Cơ sở 2